Hoa lan hồ điệp là giống hoa lâu tàn, thu hút ánh nhiều dù được đặt ở đâu, được mệnh danh là “nữ hoàng” của vườn hoa. Nhưng để cây cho hoa đều và sinh trưởng tốt thì phải chú ý đến cách trồng và chăm sóc hoa lan hồ điệp một cách kỹ lưỡng.
Contents
Kỹ thuật chuẩn để trồng lan hồ điệp
- Kỹ thuật chọn chậu: chọn chậu phù hợp với kích thước cây. Muốn cây mau ra hoa thì chọn chậu vừa phải để tránh cây ra nhiều lá mà chẳng chịu nở hoa. Nếu là chậu nhựa thì trồng luôn, chậu đất nung thì phải ngâm nước để chậu no nước trước.
- Than ủ: ưu điểm khi dùng than trồng lan hồ điệp là sau 5 – 6 năm mới thay chậu, than phải được đốt từ củi. Ngoài ra giá thể có than cũng giúp cây hạn chế bớt các loại côn trùng. Ngược lại than lại giữ chất muối và phân bón nên cữ mỗi 1 – 2 tháng bạn phải xả nhiều nước cho giá thể bớt độ mặn.
- Kỹ thuật trồng: lót 1/3 than dưới đáy chậu, sau đó cho xơ dừa đã nghiền nhỏ. Đặt cây vào chậu theo ý muốn rồi cho phần xơ dừa còn lại vào cách miệng chậu 1cm. Vỗ nhẹ chậu cho xơ dừa xuống đều để cây đứng chắc rồi tưới nước.
Nếu đặt cây ở lan can, mái hiên, nói chung là nơi nhiều nắng và ánh sáng thì đặt thêm các cây khác xung quanh để hạn chế bớt sự khô nóng cho lan.
Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp
- Hạn chế ánh sáng trực tiếp, độ ẩm tiêu chuẩn là 50 – 80%. Bạn có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát nước nếu độ ẩm môi trường thấp hơn. Ngoài ra bạn nên để cây trong chậu chứa đá cuội hoặc sỏi, đảm bảo cây luôn ở trên đá sỏi và không chạm nước.
- Lan hồ điệp rất “thích thú” khi được ở trong chậu mới. Tuy nhiên khi cây đang ra bông thì không nên thay chậu. Nhưng chú ý nếu cây thối đen rễ hoặc có mùi hôi thì phải sang chậu ngay.
- Sau khi trồng xong tưới nước luôn với tần suất 2 lần/ngày. Sau 3 ngày thì tưới vitamin B1 để kích mọc rễ. Sau 7 ngày thì tưới NPK.
- Tuy rất cần phân bón nhưng lan hồ điệp lại không chịu được nếu nồng độ dinh dưỡng quá cao. Nguyên tắc là thời kỳ sinh trưởng thân – lá thì cần đạm cao, lân – kali thấp. Khi ra hoa cây cần đạm thấp, lân – kali cao. Khi nở hoa thì cây cần kali cao, lân – đạm thấp.
- Tưới nước cho lan thì không quá mặn hay phèn. Chỉ tưới để đủ độ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sau mỗi cơn mưa bất chợt thì rửa bớt chất cặn còn đọng lại trên thân và lá.
Những kỹ thuật chuyên sâu khác không thể bỏ qua
- Kích thích ra hoa: thường lan hồ điệp sẽ rụng sau 3 tháng. Khi hoa tàn, bạn có thể cắt bỏ toàn bộ cuống hoa để kích thích ra hoa lại. Thi thoảng cách này sẽ cho ra cụm hoa mới xuất hiện đến 9 tháng. Nếu cuống hoa già và màu nâu thì phương pháp này rất có hiệu quả.
- Khi rễ cây hỏng: cắt bỏ hết phần rễ bị dập/thối sau đó bôi vôi/keo vào vết cắt, cho ít xốp vào đáy chậu. Vì bị cắt gần hết rễ nên cây khó mà đứng vững được. Bạn dùng thỏi xốp đặt giữa gốc cây rồi cho cây vào, dùng dây buộc cố định gốc để không bị lung lay khi xách chậu.
Nếu rễ cây thối ít, vẫn còn xanh thì giữ nguyên bầu cây, chỉ cắt bỏ rễ thối. Bôi vôi, nước sơn móng tay, keo 502… vào các vết cắt. Sau đó cũng đặt cây vào chậu và cố định gốc để cây không lung lay.
Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên đây bạn đã có thể tự tay chăm sóc hoa lan hồ điệp trong vườn nhà của mình. Hãy chia sẻ những thông tin lí thú này để nhiều người cùng biết và học hỏi nhé.
Bạn có thể tham khảo thêm một số loại cây khác như: cây hạnh phúc, cây vạn niên thanh, cây thiết mộc lan.